Bạn đã cảm thấy tự tin, dễ dàng trong khi
giao tiếp chưa? Bạn có thể nói nhanh mà không cần suy nghĩ về bất cứ quy tắc ngữ
pháp, phát âm nào chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy xem lại cách học của bạn?
Nếu bạn bắt đầu học tiếng Anh từ cấp 1 và bây giờ bạn là sinh viên, vậy thì bạn
đã đầu tư 10 năm để học tiếng Anh theo phương pháp truyền thống. Bây giờ Bạn có
muốn tiếp tục mất thời gian thêm 5 năm hay 10 năm nữa để học theo phương pháp
cũ? Phương pháp học truyền thống liệu có thực sự đúng đắn và hiệu quả?
Hãy nhìn vào phương pháp truyền thống mà
người ta đang sử dụng để dạy cho các bạn học sinh trên nhà trường để xem chúng
có gì thực sự chưa ổn:
- Dùng tiếng Việt để hiểu tiếng Anh, học
tiếng Anh bằng tiếng Việt
Trong khi giao tiếp, mọi thứ đều được nói với
tốc độ rất nhanh nên nếu ta dùng tư duy tiếng Việt để vừa nghe, vừa dịch thì sẽ
không bắt kịp tốc độ của người nói. Trong quá trình ta nói cũng vậy, trước khi
nói một điều gì đó, có thể ta lại phải nghĩ về chúng trong nghĩa tiếng Việt trước
rồi dịch sang tiếng Anh và nói. Cuối cùng ta sẽ không nghe được, không hiểu kịp
được cho dù những từ mà họ nói ta đều biết.
Hãy cùng nhìn vào 1 lớp học tiếng Anh. Đầu
tiên cô giáo viết 1 câu tiếng Anh lên bảng: “John is taller than Mary”. Sau đó cô giáo bắt đầu nói bằng tiếng Việt, giải thích về ngữ
pháp. Các học sinh mở vở ra và bắt đầu ghi chép. Cô giáo tiếp tục viết ra bằng tiếng Việt các quy tắc ngữ pháp,
cách sử dụng quy tắc đó, những trường hợp ngoại lệ và cần chú ý của nguyên tắc.
Học sinh viết 1 đoạn dài bằng tiếng Việt. Và hàng ngày, học sinh đến nghe cô
giáo nói về cách sử dụng ngữ pháp tiếng Anh bằng tiếng Việt. Sau 3 năm học tiếng Anh, không có học sinh nào có
khả năng giao tiếp thậm chí là những câu tiếng Anh đơn giản
- Sai thứ tự học, chưa học bò đã lo học
chạy
Quá trình học tiếng Anh của trẻ con là đi từ dễ đến khó.
Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ học qua việc lắng nhe những câu nói chậm và đơn giản
từ bố mẹ để hình thành ngôn ngữ.
VD: Đố con đây là cái gì? Con chào bác John đi…
Khi trẻ 6 tuổi và đến trường thì được học những sách, những
câu chuyện ngắn dành cho cấp 1. Rồi lên đến cấp 3, trẻ bắt đầu với những cuốn
sách dài hơn như tiểu thuyết. Đó là quá trình 1 người bản ngữ học tiếng Anh: từ dễ đến khó, học bằng sự lặp lại nhiều lần.
Còn chúng ta thì lại đi ngược lại quá trình này. Mọi người
thường chọn những bài nghe tiếng Anh, những đoạn văn cực khó để luyện nghe và đọc.
Chúng ta còn học tiếng Anh qua những bộ phim mà tốc độ nói của diễn viên thì
nhanh hơn cả tên bắn. Một điều hiển nhiên là nếu tỷ lệ hiểu càng thấp, hiệu quả
cũng sẽ thấp. Khi chúng ta nghe chỉ hiểu 5% thì hiệu quả cũng chỉ đạt 5%. Khi
ta nghe các bản tin thời sự, tốc độ nói quá nhanh, nghe không hiểu gì thì ta sẽ
không học được gì hết.
Hiểu thôi thì chưa đủ, bởi ta sẽ sớm quên những thứ mà chúng
ta đang nghe cần phải có 1 sự lặp lại nhiều lần cho tới khi ta có thể nhớ chúng
và dùng được những câu mà chúng ta đã nghe. Học tiếng Anh qua video, các bộ
phim là 1 công cụ tuyệt vời nhưng chúng ta phải biết sử dụng nó 1 cách đúng đắn.
Hiện nay trên trang web 24hmedia.net
của chúng tôi có cung cấp hai bộ phim nhiều tập của truyền hình Mỹ đó là bộ
phim Extra và phim Friends. Những bạn có nền tảng tiếng anh chưa nhiều thì xem
phim Extra là hợp lý, tốc độ nói cũng vừa phải xoay quanh chủ đề một anh chàng
Hector chưa biết nhiều về tiếng anh đã dần dần cải thiện được tiếng anh của
mình. Đối với những bạn đã nghe nói nhiều và đã hiểu được người bản ngữ nói gì thì
hãy xem phim Friends, tốc độ nói phim này rất khủng: kịch liệt tại những đoạn
những sinh viên này cãi nhau…Bạn sẽ không thể tư duy bằng tiếng Việt để hiểu nội
dung những đoạn này.
Hãy dùng phương pháp “Học sâu nhớ lâu”, khi nào bò vững rồi hẵng
lo tập đi, khi nào đi được từng bước vững chắc rồi thì lúc đó mới có thể tập chạy.
- Học bằng
việc nói (Listen First Rule3)
Trường học muốn học sinh ngay lập tức tạo ra ngôn ngữ. Họ cho
học sinh viết, làm bài kiểm tra và đôi khi nói. Ở trong lớp, đôi khi cô giáo
chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi học sinh nói 1 câu. Phương pháp truyền thống
bắt học sinh phải nói quá sớm khi mà học sinh còn chưa đủ khả năng, chưa sẵn
sàng để nói. Họ bắt học sinh phải nói trong 1 cách không tự nhiên. Các nghiên cứu
chỉ ra rằng việc nghe hiểu nhiều tiếng Anh là chìa khóa để nói tiếng Anh tốt.
Nói cách khác, bạn phải nghe thật nhiều tiếng Anh của người bản ngữ trước khi bạn
có thể nói 1 cách tự nhiên và dễ dàng. Bạn càng nghe nhiều bao nhiêu thì khả
năng nói của bạn càng tốt bấy nhiêu. Trẻ sơ sinh trong những năm đầu đời chỉ
hoàn toàn lắng nghe vì chúng chưa có khả năng nói. Còn những học sinh trong lớp
chưa có khả năng nói tốt nhưng lại được khuyến khích nói càng nhiều càng tốt.
- Các thầy cô sửa lỗi sai cho học trò
Bạn làm 1 bài kiểm tra và các thầy cô sửa các lỗi sai cho bạn.
Bạn cố gắng để nói và ngay lập tức, lỗi sai của bạn bị phát hiện và chỉnh sửa.
Điều này làm học sinh cảm thấy mất tự tin. Các thầy cô bắt học sinh nói trong
khi họ chưa sẵn sàng, như vậy việc mắc hàng tá các lỗi trong khi nói là điều hiển
nhiên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng: việc sửa lỗi không hề có tác dụng
trong việc giúp học sinh nói chuẩn. Thứ nhất, một thầy cô giáo thì chỉ có thể sửa
được một vài lỗi cho vài học trò. Mà số học trò thì nhiều gấp trăm lần số lượng
các thầy cô giáo tiếng Anh, mỗi học trò lại có hàng tá các lỗi sai do họ bị bắt
nói quá sớm.
Việc sửa lỗi dường như có vẻ logic nhưng thực chất sửa lỗi
không tốt và không hiệu quả. Nó làm mất đi sự tự tin của học sinh. Sửa lỗi sai
làm học sinh phân tích tiếng Anh và dịch trước khi nói. Cuối cùng là những học
sinh này không thể nói nhanh và dễ dàng được.
Lý thuyết chỉ giúp chúng ta biết phải làm 1 việc nào đó như
thế nào, còn để làm được, ta phải luyện tập, phải hình thành được phản xạ trong
vô thức. Ta không cần biết “films” là danh từ số nhiều hay số ít nhưng khi nói
ta vẫn nói đúng được. Lúc đó mới được coi là phản xạ
Nói cách khác, với những công việc đòi hỏi tốc độ cao, chúng
ta phải luyện tập cho đến khi tạo thành phản xạ. Khi giao tiếp tiếng Anh cũng vậy,
tốc độ nói rất cao nên mọi thứ đều phải là phản xạ. Ta thích nói gì là miệng ta
bật ngay ra được chứ không cần phải nghĩ ngợi hay chia động từ, hay vừa nói vừa
nghĩ gì hết. Còn nếu ta cứ vừa nói vừa ậm à ậm ừ, vừa để ý cách chia động từ, vừa
nghĩ về các lỗi sai để tránh thì sẽ rất không tự nhiên. Dù nói đúng toàn bộ về
ngữ pháp thì những gì bạn nói cũng khó hấp dẫn người nghe bởi người ta liên tục
phải chờ bạn ậm ừ, bạn nói không có ngữ điệu, bạn luôn vừa nói vừa nghĩ để đảm
bảo không nói sai ngữ pháp. Lúc đó trọng âm và ngữ âm của câu nói cũng sẽ mất hết.
- Thầy cô giáo dạy tiếng anh nói vẫn
chưa chuẩn
Bản thân các cô giáo cấp 1, cấp 2, cấp 3
phát âm không chuẩn. Học sinh nghe rồi bắt chước lại cách phát âm. Theo thời
gian, vốn từ vựng của các em tăng dần, số lượng từ phát âm sai cũng tăng theo.
Cuối cùng khi đã lớn, các em mới bỏ thời gian ra luyện hoặc theo các khóa học về
phát âm để sửa lại toàn bộ số lượng từ vựng khổng lồ đã được tích lũy trong suốt
thời gian học. Nói
cách khác, hồi nhỏ ai học càng giỏi tiếng Anh thì số lượng từ bị học sai phát
âm càng nhiều.
Tất cả mọi học sinh đều gặp khó khăn trong
khi giao tiếp tiếng Anh. Nguyên nhân của việc này là từ phía trường học hay
đúng hơn là phương pháp dạy tiếng Anh ở trường học chứ không phải do học sinh.
Phương pháp hiện tại là nguyên nhân khiến các học sinh không thể nói tiếng Anh
tốt.
Chúng ta học những thứ mà lẽ ra chúng ta phải
học chúng sau cùng. Thay vì học sai rồi sau này tốn công sức, thời gian để sửa
sai, tại sao chúng ta không học chuẩn ngay từ đầu? Liệu bạn có muốn em chúng
ta, rồi sau này là con cái chúng ta tiếp tục đi theo lối mòn cũ?