Học tiếng Anh qua phương pháp Thiền - 24hmedia chia sẻ

Học tiếng Anh qua phương pháp Thiền  - 24hmedia.net

(24hmedia.net) - Học tiếng anh bằng phương pháp Thiền vô cùng hiệu quả, 24hmedia xin chia sẻ với các bạn để việc học tiếng anh của chúng ta trở nên đơn giản và dễ dàng

GS nhà giáo Lê Khánh Bằng được nhiều người biết không chỉ là nhà phương pháp trong giáo dục học mà còn biết đến bởi sự uyên bác vì ông có thể giảng bài bằng 6 thứ tiếng khác nhau: Anh, Pháp, La Tinh, Nga, Trung Quốc, Bồ Đào Nha. Điều đáng nói là 6 thứ tiếng này phần lớn do GS tự học. Có được vốn ngoại ngữ nhiều như vậy chính là nhờ biết cách học có phương pháp. Vậy những phương pháp đó là gì? Thiền – đây là một phương pháp dưỡng sinh cổ điển của Ấn Độ, đặc trưng bởi “tập trung tư tưởng” không cho tạp niệm xen vào trong quá trình học. Thiền ở đây chỉ được sử dụng ở phương diện là một phương pháp để phát huy năng lực của người học
Học tiếng anh bằng phương pháp Thiền - 24hmedia.net

“THIỀN” là gì? “Thiền” là một quá trình tu luyện gồm những biện pháp thể dục tâm lý, từ gốc là Yoga, được một trường phái phật giáo Trung Quốc kết hợp với phương pháp của đạo lão áp dụng sau đó truyền sang Việt Nam, Nhật Bản và ngày nay cũng được một số người Châu Mỹ vận dụng.

Khi thiền ta phải ổn định hoạt động tâm thể bằng điều hoà hơi thở, trên cơ sở ấy, tập trung ý nghĩ vào những bộ phận nào đó của cơ thể, hoặc những giáo lý cơ bản, những vấn đề mình quan tâm. Khi thiền con người phải hết sức tập trung, làm cho các kích thích bên ngoài không xen vào được, toàn tâm tập trung vào một ý. Đây là một kỹ thuật điều khiển tinh thần, giúp con người sử dụng bộ não triệt để, động viên được những năng lực tiềm ẩn. Có thể về mặt cơ chế, thiền là tập trung tư tưởng cao độ vào một vấn đề hay một công việc nhất định.

Thiền có thể quy ước phân làm 2 loại: thiền tĩnh và thiền động.
Tĩnh là ngồi yên (có thể nhắm mắt hay mở mắt), tập trung suy nghĩ vào hơi thở (thở sâu, êm, nhẹ) hoặc vào một vấn đề nào đó (bài học).
Động là tập trung suy nghĩ vào một vấn đề nào đó (một chủ đề, một công việc), đồng thời có thể dùng các động tác để thể hiện vấn đề đó, như viết, nói, cử động chân tay.

VẬN DỤNG THIỀN ĐỂ TẠO NÊN MỘT VÙNG NGOẠI NGỮ TRONG VỎ NÃO
Đối với học ngoại ngữ, thiền có tác dụng góp phần tạo nên một vùng ngoại ngữ trong vỏ não. Có thể áp dụng theo công thức 5 bước chuyển vào trong và 5 bước chuyển ra ngoài

5 bước chuyển vào trong như sau:

Bước 1: Sau khi thư giãn và tập trung tư tưởng cao độ, học viên đọc thật to (đúng trọng âm và ngữ điệu) để tạo nên một khu vực hưng phấn mạnh trong vỏ não và nhằm góp phần ức chế vùng tiếng mẹ đẻ. Có thể đọc to như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn càng tốt. Lúc này cần đọc to và đúng chứ chưa cần đọc nhanh.

Bước 2: Đọc to vừa, đúng ngữ điệu, tốc độ có thể nhanh dần lên. Đọc như vậy 3 đến 5 lần hoặc hơn.

Bước 3: Đọc mấp máy môi có âm thanh và ngữ điệu vang lên nho nhỏ. Đọc 3 đến 5 lần, tốc độ nhanh nhất có thể được. Làm như vậy để cho khu vực hưng phấn mạnh, nhưng rất khuyếch tán lúc ban đầu nay tập trung dần lại.

Bước 4: Đọc trong óc, còn gọi là đọc liếc hay đọc thầm. Lúc này môi không mấp máy, âm thanh không phát ra, nhưng người đọc vẫn phải cảm thấy âm thanh và ngữ điệu vang lên trong óc. Đọc như thế nhiều lần, có thể từ 10 đến 100 lần, cho đến khi thuộc lòng hẳn, tốc độ ngày càng nâng lên.

Bước 5: Bước quan trọng và quyết định nhất. Đọc thuộc lòng trong óc nhiều lần để hằn sâu vào trong vỏ não, để đặt được một viên gạch vào vùng ngoại ngữ mới xây dựng. Bước này có thể tiến hành theo trình tự, nhẩm đọc trong óc, lúc đầu từ từ sau đó tăng dần lên đến mức nhanh nhất có thể được (ví dụ một bài khoá khoảng 130 từ: 15 – 30 giây), nếu chưa đạt được tốc độ như thế phải luyện tập tiếp.

5 bước chuyển ra ngoài gồm:

Bước 1: Đọc trong óc.

Bước 2: Đọc mấp máy môi.

Bước 3: Đọc to vừa, tốc độ nhanh và rất nhanh.

Bước 4: Đọc thật to đúng trọng âm, đúng ngữ điệu với tốc độ nhanh nhất có thể được, nhưng không được sai sót.

Bước 5: Tập trung tư tưởng cao độ, vừa đọc thầm, vừa viết ra giấy với tốc độ nhanh nhất
Khi đã có vùng ngoại ngữ trong đầu, người học có thể duy trì nó và dễ dàng tiếp nhận thêm những ngoại ngữ khác. Khái quát lại như GS Bằng nói: “đột phá một điểm, khai thông toàn diện. Với phương pháp này không chỉ giúp chúng ta vận dụng vào dạy và học ngoại ngữ mà còn học tốt các môn khoa học khác”.
HỌC – MỘT KHÁI NIỆM “TỰ HỢP ĐỒNG”
VÀ “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SUY NGHĨ BẰNG NGOẠI NGỮ”


Cũng theo GS Lê Khánh Bằng, đối với việc dạy và học hiện nay phải thống nhất một khái niệm: thày với trò là bạn, người học được xem là trung tâm và học theo cách tự hợp đồng. Đây là sự giao ước của chính bản thân người học. Hợp đồng dài hạn thì tuân thủ theo đúng bản thiết kế của quá trình tự học. Hợp đồng ngắn hạn tuân thủ đúng các mục tiêu đề ra như thuộc bài khoá trong bao lâu, tốc độ đạt được…

Người học phải tự nhắc nhở mình, tự kiểm tra và đánh giá. Ở đây thầy giáo chỉ đóng vai trò người hướng dẫn còn về phương pháp lĩnh hội và tạo điều kiện hiệu quả là do người học quyết định.

Chính vì thế, không ít người đặt câu hỏi: Tại sao mình học ngoại ngữ rất chăm chỉ miệt mài trong 2, 3 năm mà kết quả không cao? Phải chăng học ngoại ngữ được phải có năng khiếu? Thực ra không hoàn toàn như vậy. Mấu chốt của vấn đề là học phải có phương pháp, không chỉ riêng việc học ngoại ngữ mà cả các môn khác. Nếu có phương pháp đúng sẽ giúp người học nhận thức nhanh hơn và nhớ lâu hơn. 

Với học ngoại ngữ, trước hết người học phải có khả năng suy nghĩ bằng ngoại ngữ. Suy nghĩ bằng ngoại ngữ là năng lực hình dung được ngoại ngữ đó trong đầu mà không phải trải qua giai đoạn lịch sử tiếng mẹ đẻ. Không có khả năng này, người học khi học phải chuyển từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ mới hiểu (nghe), rồi mới có thể trả lời bằng tiếng mẹ đẻ, sau lại dịch ra tiếng nước ngoài để trả lời. Việc đó vừa chậm vừa làm giảm khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp.

GS Lê Khánh Bằng đã khái quát hoá quá trình học ngoại ngữ bằng một sơ đồ công thức: 3T, 5B, 5C, 2H, 3V. (3T là thiền, tần số và tốc độ; 5B là 5 bước chuyển vào trong và ngược lại; 5C là 5 chỉ tiêu của chất lượng học ngoại ngữ: nghe, nói, đọc, viết, suy nghĩ bằng ngoại ngữ; 2H là 2 chỉ tiêu của hiệu quả; 3V là 3 vùng ngoại ngữ: tối thiểu, cơ bản và chuyên ngành).

Để biến tất cả những yêu cầu phương pháp thành hiện thực thì quá trình tự học vẫn là then chốt của thành công.

BÁC HỒ, TẤM GƯƠNG TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA GIỚI TRẺ - 24hmedia

BÁC HỒ, TẤM GƯƠNG TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA GIỚI TRẺ - 24hmedia

Và ngoại ngữ nào khó học nhất trên thế giới?Trả lời: Người nước ngoài khi học tiếng Vệt đã có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nói vậy để thấy rằng tiếng Việt mình không dễ học chút nào.

Để có thể sử dụng đúng ngữ pháp ở các cấp độ ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, cú pháp...) thật không phải chuyện đơn giản. Đó là chưa kể tới chuyện phát âm - với sự đa thanh, đa điệu của tiếng Việt, ngay người Việt cũng khó có thể phát âm chuẩn với 6 thanh: huyền, sắc, ngã, nặng, hỏi, không.

Nói vậy để thấy rằng những người nước ngoài học tiếng Việt phải vất vả với từng con chữ tiếng Việt như thế nào... Vậy mà họ vẫn nói được tiếng Việt, thậm chí còn giỏi ngữ pháp hơn cả người Việt.

Nói người rồi ngẫm đến ta, khả năng ngoại ngữ của thanh niên và sinh viên Việt Nam được đánh giá vào loại thấp trong khu vực. Nhiều bạn trẻ ở ta hay than phiền về khả năng ngoại ngữ của mình. Tuy họ ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ và cố gắng để học ngoại ngữ nhưng chưa tìm được chìa khóa của thành công. Cuối cùng, họ đổ cho nguyên nhân là ngoại ngữ khó học.

Xin thưa, dù tôi chưa thật sự giỏi ngoại ngữ nhưng tôi có thể khẳng định rằng tiếng Anh không khó học. Còn các ngôn ngữ khác, tôi không có ý kiến vì mình chưa từng học qua.

Học tiếng anh theo gương Hồ Chủ Tịch Vĩ Đại - 24hmedia.net
Xin đưa ra một tấm gương để bạn và tôi cùng học tập, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta. Ngoại ngữ khó, sao Người có thể nói được nhiều thứ tiếng vậy? Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7, Bác đã ghi: "Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga".

Bạn có biết trên thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của Bác không phải do "thiên bẩm" mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập.

Chỉ khi nào thực sự sống trong gian khổ, trải qua bao khó khăn chúng ta mới thực sự ý thức về nó. Ngày 5/6/1911, Người ra đi tại bến cảng nhà Rồng. Sang Pháp, hoàn cảnh bắt buộc Người phải nhanh chóng học tiếng Pháp, có vậy mới có thể hoàn thành ý nguyện, tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc.

Còn chúng ta ngày nay, đất nước hội nhập, nếu không có ngoại ngữ, chúng ta sẽ hội nhập với ai? Và thế hệ thanh niên ngày nay sẽ làm gì để giúp nước nếu không thể giao tiếp với người nước ngoài.

Người đã phải làm thêm để kiếm sống, chắt chiu từng đồng xu để mua sách vở phục vụ cho học tập. Còn chúng ta, có quá nhiều điều kiện để học: phương tiện, tiền bạc, sách vở, cơ hội...

Hãy xem Bác học tiếng Pháp như thế nào: Ngay khi còn trên chuyến tàu sang Pháp, mỗi lúc rảnh rỗi, Bác đều tìm đến hai người lính trẻ được giải ngũ đi cùng chuyến tàu để học đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp.

Muốn biết cái gì, muốn biết đồ vật nào đó bằng tiếng Pháp, Bác đều chỉ tay hỏi người Pháp, rồi Bác viết vào một mẩu giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất để tranh thủ vừa làm, vừa học. Có khi Bác viết hẳn vào cánh tay. Tối tối sau khi đi làm về, Bác rửa tay, rồi lại ghi những từ mới vào. Học được chữ nào, Bác ghép chúng lại thành câu thực hành ngay.

Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành bài dài. Một thời gian sau, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp để xin được viết bài đăng báo. Sau mỗi bài báo viết bằng tiếng Pháp, Bác đều chép thành hai bản, một bản lưu giữ lại, còn bản kia gửi cho Toà soạn".

Có khác chăng là tinh thần cầu tiến, sự chủ động của Bác trong việc học ngôn ngữ. Kèm theo đó là ý chí, sự quyết tâm vì một mục tiêu cao cả là biết ngoại ngữ để học tập, để cứu tổ quốc, đồng bào. Vậy, lý tưởng của thanh niên bây giờ là gì? Đó chẳng phải là phụng sự tổ quốc, nhân dân sao? Nhiều bạn trẻ học ngoại ngữ trong sự bị động, túng thế. Chỉ khi nào thực sự yêu, song hành cùng lòng quyết tâm cao độ, thì khi đó bạn mới có thể học thành thạo một ngoại ngữ.

Thầy dạy tiếng Anh cho Người chính là Người. Phương tiện duy nhất của Người là quyển vở và cây bút chì. Người học ở mọi nơi, mọi lúc có thể. Năm 1923, Bác rời Pháp sang Nga. Hai ngày sau đó, Bác đã chào hỏi những câu thông thường bằng tiếng Nga.

Liền sau đó, Người lao vào học tiếng Nga ngay lập tức. Người vừa làm, vừa học. Tranh thủ mọi cơ hội để học, Người đã tiến bộ không ngừng, và như chúng ta đã biết, Người có thể nói được rất nhiều thứ tiếng chính là vì vậy. Tự học với một tinh thần cầu tiến, cộng với sự khắc khổ và phương pháp đúng, Người đã thành công!

Đất nước hội nhập, thuyền đã ra biển lớn, thanh niên là chủ nước nhà, là tương lai của đất nước. Hãy xốc lên niềm tự hào Việt trong việc thiết thực nhất với mỗi người đó là học ngoại ngữ. Bằng việc làm đầu tiên ấy, bạn có thể góp phần mang nước Việt đi xa hơn, đến với mọi miền đất trên thế giới.

HỌC TIẾNG ANH ĐỂ TĂNG TÌNH YÊU NƯỚC 24hmedia

HỌC TIẾNG ANH ĐỂ TĂNG TÌNH YÊU NƯỚC
Học tiếng anh không đơn thuần chỉ để thi qua môn tiếng anh và cũng không đơn giản chỉ để giao tiếp với người nước ngoài. Mà học tiếng anh còn mang một ý nghĩa thiêng liêng để gia tăng lòng yêu nước. Tại sao vậy?????

Các bạn nghĩ sao nếu một người nước ngoài hỏi bạn về lịch sử nước nhà???? Hỏi bạn về đặc sản của Việt Nam hay những thắc mắc về bản sắc của dân tộc Việt???? 

Bạn có sẵn sàng dành cả ngày để nó cho họ tất cả những cái đó???? Đương nhiên là chỉ có những ai tiếng anh giao tiếp tốt cộng với những am hiểu sâu sắc về văn hóa, lịch sử Việt Nam mới có thể trò chuyện với họ. 

Cái đáng nói ở đây là số lượng người Việt trẻ có thể làm việc đó không nhiều! Thật sự tai hại khi mà khách nước ngoài hỏi người Việt về đất nước, con người Việt mà chỉ nhận được câu trả lời: “I don’t Know”. Chính điều đó đã làm hình ảnh Việt Nam xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế.

Và khi các bạn học tiếng anh đồng nghĩa với việc bạn phải dùng vốn tiếng anh đó để mang hình ảnh Việt Nam quảng bá với bạn bè khắp năm châu. Đó là trách nhiệm & cao hơn là sứ mệnh của mỗi chúng ta. 

Có như thế, chính chúng ta mới hiểu thêm về đất nước mình, thêm yêu mến đất nước mình và khi đó, các bạn có thể nói với bất kì ai với một niềm tự hào, niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào về quê hương chúng ta. Mỗi bạn, hãy thực sự ý thức hơn nữa trong việc học tập, rèn đức luyện tài để góp phần đưa “Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới” nhé!

Con đường từ 0 để nói được tiếng anh nhanh nhất! 6 tháng 24hmedia

Con đường từ 0 để nói được tiếng anh nhanh nhất! 6 tháng

8 bước để nói tiếng Anh thành thạo!

Ý tưởng:Nếu bạn nghĩ  nó là núi thì sẽ rất ngại leo, nhưng nếu nó chỉ như bậc thang mà mình chỉ cần bước nhỏ một thì mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều : Bạn chỉ cần search mạng có cả đống cách học tiếng anh rồi và họ dạy quá nhiều thứ khiến bạn bị loạn, 1 cái bạn đã chưa làm xong rồi mà cả đống thứ như thêm cả đọc viết nữa thì chắc bỏ cuộc trước khi bắt đầu mất.

Tập trung và ưu tiên là chiến thắng. Mình biết rất nhiều bạn ngại học tiếng  vì chẳng biết bắt đầu từ đâu cả. Vì thế tất cả những gì mình viết dưới đây 1 đứa trẻ con cũng làm được nên không có lý do gì bạn lại không bởi nó thực sự rất dễ dàng để thực hiện và chỉ qua mấy việc rất đơn giản mà không tốn nhiều công sức. 1 đứa lười học cũng có thể làm được (Thú  thật mình cũng là đứa rất rất lười học)

Tất cả những gì mình muốn các bạn làm bây giờ là nghĩ thật đơn giản (Nhưng phải đúng) và duy trì lối suy nghĩ đó quyết tâm tới cùng trong vòng 2 tháng. Bạn nên nhớ rằng bạn đã bỏ cuộc rất nhiều lần rồi đó và lần này bạn còn bỏ cuộc nữa thì bạn sẽ bỏ cuộc rất nhiều lần tiếp theo nữa và bạn khó có thể làm được gì đó to tát. Cách bạn làm 1 việc là cách bạn làm các việc khác mà.  Cố lên nhé chỉ cần  có quyết tâm cái gì mà chả làm được và người ta chỉ hơn nhau ở cái cố gắng hơn người khác 1 tí thôi.

1, NGHĨ ĐÚNG LÀM ĐÚNG – KẾT QUẢ NHƯ MỤC TIÊU ĐẶT RA

Đặt mục tiêu: “6 tháng phải nói được tiếng anh thoải mái với Tây” và bạn phải dán vào chỗ nào đó nhìn thấy nhiều nhất trong ngày. Mỗi lần nhìn thấy là mỗi lần thôi thúc chúng ta phải học như 1 cam kết.  Thực tế cho thấy chỉ có 2 người đạt được mục tiêu khi mục tiêu đó không được viết ra và có tới 8 người đạt được mục tiêu nếu nó được viết ra đấy. Không dại gì mà không viết ra bạn nhé  (Tin mình đi mình là đứa cực lười viết nhưng vẫn phải làm, rất có hiệu nghiệm đấy)

Nghĩ đúng:Luôn nghĩ mình có thể làm được, mình có thể nói được và tiếng anh mình sẽ hoàn toàn sở hữu vào một ngày gần thôi. Tại sao như vậy ? Bản thân mình thì không bao giờ làm gì thật sự nghiêm túc và có trách nhiệm nếu nghĩ là không thể cả. Hãy nhớ là 1 hành động hời hợt không bao giờ dẫn tới kết quả tốt cả. Mình không tài năng hơn đầy người nhưng mình vẫn làm được nhiều thứ hơn rất rất nhiều người đơn giản là trước mọi việc “mình luôn tin là có thể làm được” chỉ cần thế thôi.

Sức mạnh của tập trung và ưu tiên: Bạn có thể học chăm chỉ cày mò đủ 4 kỹ năng nghe nói đọc viết thì sau 2-3 năm bạn có thể thành thạo Nhưng một người thông minhvà biết cách học thì họ luôn biết học nghe nói trước và đọc viết sau. Có nghe nói khắc tự đọc viết được.  Điều mình muốn nói là thay vì học 4 kỹ năng thì tập trung vào học nghe và nói trước và học như 1 đứa trẻ con thì bạn sẽ chỉ mất 6 tháng là thành thạo (Nếu biết cách học). Tại sao trẻ con không biết chữ mà vẫn có thể nói được? Làm gì mà không biết tập trung và ưu tiên là những hành động của số đông và số đông thì 97% không thể nói được tiếng anh thành thạo. Muốn khác biệt phải nghĩ khác biệt và hành động có tập trung và ưu tiên.

2, PHÁT ÂM CHUẨN LÀ QUAN TRỌNG NHẤT & PHẢI HỌC ĐẦU TIÊN

Mình tin rất nhiều bạn đã từng như mình học 7 năm tiếng anh (Từ lớp 6) nhưng bước vào ngưỡng cửa đại học tiếng anh là con số 0. Nghe không hiểu, nói một câu cũng ngượng, từ vựng và ngữ pháp học trước quên sau. 

Tại sao lại như vậy? Tại sao khi nghe người nước ngoài nói khác xa với những gì mình được học, tại sao mình rất ngại “Shy” khi nói ra?  

Mình chắc chắn nhiều bạn bắt đầu học tiếng anh đều nghĩ tới học ngữ pháp, hay muốn học giao tiếp để có thể giao tiếp nhưng kết quả là không dùng được ngữ pháp và cũng không thể giao tiếp được. Mất tiền và tốn thời gian, chán nản thất vọng và bỏ cuộc.  

Bạn đã rơi vào tình trạng như vậy chưa? Tại sạo? Bạn có được thầy cô phát âm chuẩn dạy mình không? Bạn đã phát âm đúng chưa? Bạn đã học phát âm bài bản chưa? 

Bạn có thể phát âm thuần việt mà sau 2-3 năm vẫn có thể nói tiếng anh thành thạo, nhưng chỉ mất 6 tháng để thành thạo nếu như bạn học phát âm chuẩn bài bản ngay từ đầu. Biết cách phát âm chuẩn bạn sẽ nghe tốt hơn, sẽ không ngại nói ra và thế là bạn tập nói và sẽ nói hàng ngày bạn sẽ nói được 1 ngày nào đó sớm hơn 6 tháng mà không cần phải học giao tiếp. 

Phát âm chuẩn không phải là năng khiếu mà hoàn toàn do bạn có được học bài bản đủ 3 quá trình Trước_ Trong_Sau hay không thôi. Không có việc gì khó chỉ không biết làm thế nào thôi bạn ạ.

3, KHÔNG HỌC CÁC QUY TẮC THEO LỐI THÔNG THƯỜNG: 

Ngữ pháp là thứ “kill” khả  khả  năng giao tiếp của bạn. Khi mà bị kè kè bởi ngữ pháp thì khi nói lúc nào bạn cũng sợ sai, sợ sai là không dám nói rồi không thể nói được. Một người nước ngoài họ thậm chí không biết hết các quy tắc ngữ pháp trong tiếng anh nhưng họ vẫn có thể nói bất cứ điều gì.  Ngữ pháp là quan trọng nhưng phải học theo cách thông minh và dùng được. 

Hãy học ngữ pháp theo kiểu ‘’ living story’’ những câu chuyện trong cuộc sống, hay hàng ngày viết nhận ký bằng tiếng anh. Ngày hôm qua mình đã là gì? Gặp ai? Đi đâu? ….tiếp cho ngày hôm nay và ngày mai cũng vậy. Tự viết và tự đọc nó hàng ngày  một cách chuẩn xác phát âm, mình nói là hãy nói ra 1 cách chuẩn xác phát âm vì bạn sẽ nghe thấy nó trong phim rất nhiều đấy.  

Tự nói với bản thân, tự lẩm bẩm khi soi gương và luyện nói từ những gì mình viết. Bạn vừa nhớ được ngữ pháp, vừa nói được ra.

4, TẮM MÌNH TRONG NGHE THẬT NHIỀU

Nghe bị động: nghe  những thứ mình thích nghe và bắt đầu từ những nội dung đơn giản, hội thoại ngắn hay phim hoạt hình. 1 ngày nghe tiếng anh 8 tiếng: Sáng, chiều, tối nghe: cứ bật nhạc, phim mọi thứ bằng tiếng anh lên nghe không cần phải hiểu. 

Nghe đúng như trẻ con ngày xưa ấy luôn bị tra tấn bởi những giọng nói của bố mẹ thế là bập bẹ tự nói được. Nấu cơm, ăn cơm, quét nhà, đến trường, buổi tối facebook lúc nào cũng đặt chế độ tự động phát tiếng anh tới đến khi đi ngủ mới thôi, không cần phải hiểu bạn nhé, rồi sẽ hiểu. Ra quy định: trong phòng chỉ nghe nhạc tiếng anh, phim nói tiếng anh, mọi thứ bằng tiếng anh thôi không sẽ bị phạt 10k/ lần vi phạm. Nếu có thể đặt quy định chỉ nói tiếng anh thì tốt, lúc đó chúng ta sẽ tìm mọi cách diễn đạt bằng được dù có nhìn ngố tới đâu. Tự tạo môi trường tiếng anh quanh mình nhé.

Nghe chủ động: Ít nhất  30 phút/ngày  (Lúc này bạn thực sự join vào học tiếng anh thật sự đấy nhé)  Cách học của những anh tài tiếng anh và mình cũng áp dụng đó là ngồi xem phim hoặc nghe nhạc rồi nhại theo phụ đề tiếng anh cộng với viết từ mới (Từ lặp lại nhiều lần). Có thể mới đầu bạn sẽ không thể bắt kịp tốc độ của người nói đâu nhưng mãi rồi thành quen và thành nhanh thôi (Phát âm tốt bạn sẽ làm được điều này tốt hơn rất nhiều)

Có 2 key trong quá trình nghe để mình có thể nghe tốt hơn và không bị bỏ lỡ thông tin đó là : Thứ nhất phải nghe hết câu hếtđoạn (Tuyệt đối không được ngồi dịch nghĩa từ trong quá trình nghe bởi lúc đó bạn sẽ quên mất những thông tin phía sau người ta nói gì).Thứ hai là tốc độ của người nói phải bằng tốc độ của người nghe như vậy bạn sẽ cảm thấy người ta không nói nhanh nữa (Để đạt được điều này thì việc tốt nhất là ngồi nhại theo phụ đề tiếng anh ….nhại và nhại thật nhiều tới khi bắt kịp tốc độ của người nói mới thôi).

5, HỌC TỪ MỚI: ít nhất 5 từ/ngày:  Giờ sẽ đơn giản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều: Nếu từng gặp 1 người nước ngoài rồi thì bạn sẽ thấy là những từ vựng họ dùng rất đơn giản, toàn là những từ chúng ta được học hồi lớp 6 (Khi mới bắt đầu tiếp cận với tiếng anh). 

Sai lầm của chúng ta là cứ cố gắng thật nhiều từ mới để rồi không dùng được không giao tiếp được. Tại sao lại vậy? tại vì các từ cũ hay dùng còn chưa dùng thành thạo thêm từ mới nữa sẽ quên thôi. Đừng đi vào vết xe đổ của 97% không nói được tiếng anh bạn nhé.Đừng cố học nhiều để quên mà hãy học lại để dùng được, khi dùng được thì bạn sẽ không quên nữa. 

Học từ vựng tốt nhất là gắn với nghe và cách mà những đứa lười tiếng anh như mình thường học là kết hợp với nghe và nhại theo. Lúc bạn xem 1 bộ phim hay bất kì cái gì bằng tiếng anh đừng quên các thao tác kèm theo: Mắt nhìn, tai nghe, miệng nhại theo và tay không quên ghi từ mới và chỉ nên học từ mới theo cách này thôi (Từ mới linh động và nó giúp sẽ giúp bạn trong giao tiếp đấy)

Khi ghi được từ mới ra thì Bước 1:  nhất thiết phải phát âm chuẩn từ đó ra đủ đầu cuối và stress ít nhất 5 lần thật chuẩn. Chúng ta hay bị lơ mơ khi nghe tiếng anh, lúc nào cũng mang máng từ này nghĩa là gì? Chỉ vì học từ vựng chỉ biết nhìn, ghi ngữ nghĩa và không biết đọc nó 1 cách chuẩn xác đấy. Bước 2:  ghép từ mới đó vào câu.  

Hình dung ra từ mới đó xuất hiện đó trong cảnh nào, trong câu nào và phát âm của nó. Rồi đọc chuẩn xác câu đó một cách chậm rãi và sâu ít nhất 5 lần, sâu tới mức mà bạn có thể đọc thành thạo câu nó mà không phải nghĩ. Tại sao phải học sâu? Bạn nên nhớ là dù bạn biết mà không nói được thì cũng vô nghĩa, một câu bạn nói ra thành thạo bằng cả trăm câu biết mang máng và không nói được ra.  Chỉ thế thôi bạn sẽ nhớ được nó và đây là 1 cách cực kì hiệu quả để học giao tiếp. Đừng quên ghi từ mới ra quyển sổ nho nhỏ xinh xinh nhé như thế mới có hứng học. Tại Aten hiện có quyển Blank Fcard rất tiện và hiệu quả trong việc học từ mới đấy)

Cách học từ mới khác là qua flashcard (Là 1 quyển từ mới nhỏ xíu theo các chủ đề như 600 toeic chẳng hạn) Nó tiện là bạn có thể mang theo học bất cứ lúc nào. Hiện đang có tại Aten bạn sẽ được Coach hướng dẫn sử dụng.

6, HỌC NÓI & GIAO TIẾP BẰNG QUESTION VÀ ANSWER: Khi ai đó hỏi bạn what is your name? bạn trả lời rất nhanh. Nhưng hỏi những câu khác thì bạn lại phản ứng rất chậm và không thể trả lời được. 
Bạn thường học bằng cách hỏi nhưng ít khi tự trả lời những câu hỏi đó vì thế mà phản ứng của bạn rất chậm. Vì thế mà để phản ứng nhanh khi nói thì tốt nhất 1 ngày tự đặt và trả lời 3 câu. 

Viết, đọc 3 câu hỏi và viết, nói câu trả lời. tự thực hành với bản thân mình. Tập nói chậm và sâu với phát âm chuẩn bạn nhé. Sau 1 tháng bạn đã giao tiếp và phản ứng trả lời với cả trăm câu hỏi được rồi đấy. Đây là cách học giao tiếp nhanh và hiệu quả nhất.

 7, CÁC TRANG CÓ THỂ NGHE NHIỀU TIẾNG ANH LÀ YOUTUBE:

 Bạn search gì có đấy và khi học anh nên khai thác triệt để kênh này. 1 kho hội thoại tiếng anh từ cơ bản như (101 hội thoại cơ bản bằng tiếng anh), đến những bài học phức tạp hơn như học với Mr Duncan, hay để luyện phát âm chuẩn thì nên nhại theo VOA learning English…..Đừng quyên 1 kho tàng những bài hát tiếng anh và khi search bạn chỉ cần thêm từ lyric sau mỗi bài hát là sẽ có phụ đề tiếng anh cho bạn. Học anh cũng là 1 cách thư giãn đó.

Một trang xem phim không thể bỏ qua là pub.vn. Đó là  cả thế giới phim có cả phù đề tiếng anh và tiếng Việt. Bạn chỉ cần mất 50k/ tháng là có thể xem thoải mái bản HD nét, không bị giật mà phim nào cũng có. Nên xem mỗi ngày 1 bộ phim và mỗi bộ phim nên xem 2 lần: 1 lần phụ đề tiếng Việt và 1 lần phụ đề tiếng anh không quên nhại theo.

Một mẹo để học tiếng anh là qua đọc truyện Doremon song ngữ (hiện nay có bán tại các hiệu sách 16k/ quyển và có 10 tập) vừa giải trí mà lại học được cách giao tiếp tiếng anh. Còn gì bằng. Học tiếng anh thật sự rất thú vị nếu như biết cách học.

8, ĐỘNG LỰC: Làm thế nào để có lửa đi đến cùng mà không nản??? Tùy vào mỗi người mà có những cách tạo động lực khác nhau. Nếu bạn không có sẵn thì phải tự tìm kiếm và tự tạo ta cho mình. Đừng chỉ ngồi không mà nghĩ mình có thể nói được tiếng anh’’ No Pain No Gain’’. Trên hết luôn là tinh thần chủ động và duy trì thói quen học anh hàng ngày dù chỉ ngồi nghe nhạc 30 phút.

Chỉ khoảng 2,3 năm nữa thôi tiếng anh sẽ rất phổ biến và không nói được tiếng anh là một điều rất xấu hổ, sẽ bị lạc hậu và bị đánh  giá kém cỏi

Hãy nghĩ xem khi mình nghe nói tiếng anh tốt bạn sẽ làm gì?Liệt kê ra ít nhất 5 cái mình muốn làm nhé….Bạn sẽ tìm được rất nhiều động lực đó và đừng quên dán những cái đó quanh nhà của mình để lúc nào bạn cũng nhìn thấy nó.

Hãy nghĩ xem khi mình không thể nói tiếng anh thì mình sẽ ntn? Sẽ nhỏ bé, sẽ mất tự tin và mất đi nhiều cơ hội như thế nào? Khi có tiếng anh thế giới rộng lớn và mình sẽ tự tin ra sao?

Nghĩ xem xung quanh mình xem nhiều người đã chật vật như thế nào khi dốt tiếng anh? Nghĩ nhiều về viễn cảnh số đông những người ra trường tiếng anh không có, kinh nghiệm ít, giao tiếp không tốt mối quan hệ có vài người và cuộc sống của họ đi về đâu…

Nghĩ và trăn trở thật nhiều để mình có động lực đi tới cùng. Sinh viên ra trường không nói được tiếng anh sẽ thiệt đủ đường các bạn ạ. Và nghĩ về viễn cảnh 63% sinh viên ra trường chật vật tìm việc làm để tự nghĩ cho mình 1 lối đi riêng khác biệt với số đông…

Cố lên các bạn nhé, thành công có sau sự cố gắng nỗ lực của các bạn. Hãy nhớ rằng khi bạn thật sự làm một cái gì đó bạn đã thành công được 1 nửa rồi đấy.

Lời kêu gọi toàn quốc học tiếng anh - 24hmedia


Việt Nam ta đang thời kì mở cửa, đất nước ta đang trên đà phát triển, nhiều rào cản đã và đang từng bước được xóa bỏ. Từ vấn đề văn hóa, tôn giáo đến ngôn ngữ, vị trí địa lý,…Cũng trong thời kì toàn cầu hóa, Tiếng Anh được xem như là một ngôn ngữ quốc tế, phổ biến trên thế giới & được hầu hết các Quốc Gia sử dụng trong các giao dịch, đàm phán, ngoại giao,…..và cũng từ đó, Tiếng Anh trở thành một cầu nối quan trọng trên đường ra biển lớn của nước nhà.

Nói về việc học Tiếng Anh tôi xin phép nhắc lại về những câu chuyện buồn của biết bao thế hệ…Giờ đây với không ít người mà hầu hết trong đó là các bạn trẻ, Tiếng Anh như là kẻ thù, như là nỗi khiếp sợ vậy, họ sợ thi Tiếng Anh, họ sợ phải học Tiếng Anh và đương nhiên họ càng sợ phải nói Tiếng Anh. Đơn giản là Tiếng Anh trong họ chỉ như con số KHÔNG tròn trĩnh. 

Ai cũng học Tiếng Anh từ lớp 6, cho tới khi bước chân vào cổng trường Đại học là khoảng 7 năm, thế nhưng số người có thể tự tin giao tiếp & hiểu được trong các cuộc đối thoại với người nước ngoài lại là thiểu số, còn lại đại đa số gần như mù tịt. Đây đang trở thành một vấn nạn vô cùng nhức nhối vì mất tới 7 năm trời mà không lên cơm cháo gì cả??? Như vậy, chúng ta nên vui hay nên buồn đây????

Trong thời kì hội nhập, việc giao tiếp tốt bằng Tiếng Anh sẽ là bước đà để các bạn có tên trong danh sách nhân sự tại các khu làm việc cao cấp như những khách sạn lớn & nhiều sao, những đại điểm du lịch đắt tiền, tại các tập đoàn đa Quốc gia thậm chí là ở những Đại sứ quán,…..Bạn có cơ hội tiếp cận và thiết lập với những người nước ngoài, qua đó mở mang đầu óc, thu lượm kiến thức, tiếp nhận văn minh và tự tạo ra cơ hội thuận lợi để phát triển cho chính bản thân mình. 

Đầu tư KHÔNG quá lớn để nhận lại một kết quả như thế? Bạn có sẵn sàng…… Nếu thực sự khát khao thì còn chần chừ gì nữa? Hãy hành động ngay hôm nay, vì còn rất nhiều thứ các bạn phải học nữa…………

Tại sao lại cần “toàn quốc” học Tiếng Anh????? Điều đó KHÔNG có nghĩa là chúng ta KHÔNG nói tiếng Việt nữa mà là cần có một phong trào thực sự mạnh, thực sự lan tỏa bởi những con người có ảnh hưởng, cần một sự đầu tư đồng loạt, nhất quán và có sức nặng để cùng nhau xóa bỏ vấn nạn này, thay đổi việc học và thái độ học Tiếng Anh của nhiều bạn trẻ. 

Bên cạnh đó, cần truyền một cảm hứng tích cực, sôi nổi để nhà nhà học Tiếng Anh, người người học Tiếng Anh trong thời kì hội nhập. Bất kì nước nào đến Việt Nam đều bắt gặp một người thuần Việt, nói Tiếng Anh lưu loát đương nhiên sẽ cực kì thán phục….Hơn nữa, khi mà có ngôn ngữ chung, tiếng nói chung cũng dễ dàng hơn trên bàn đàm phán!

Nói đến tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh có lẽ nói từ ngày sang ngày khác, từ tháng này qua tháng khác thậm chí từ năm này qua năm khác thì vẫn còn nhiều vấn đề để nói. Nhưng quan trọng hơn cả là hãy ý thức được vai trò của nó với chính tương lai của các bạn, tương lai của nước nhà để mà nghiêm túc hơn trong việc học nó. 

Hãy nhớ, tương lai của các bạn thì do các bạn quyết định, đừng chần chừ, đừng chờ đợi gì cả. Hãy chủ động các bạn nhé. Ai có nhiều thời gian rảnh thì cắt bớt thời gian chơi một ít, cắt thời gian onine vô nghĩa một chút, cắt thời gian ngủ nướng một chút để dành mà học Tiếng Anh. 

Ai ít thời gian rảnh hơn thì tìm đến một trung tâm đào tạo bài bản và có cam kết rõ ràng mà học. Ai có anh chị nói Tiếng Anh tốt thì chủ động mà học hỏi kinh nghiệm, ai ở gần người nước ngoài thì hãy tận dụng triệt để cơ hội, ai KHÔNG có tiền đi học thì xin giấy chứng nhận hộ nghèo, rất nhiều nơi sẽ tạo điều kiện bằng các hình thức MIỄN GIẢM học phí,…..

Ai biết nhiều thì giúp người biết ít, ai biết ít thì bảo người chưa biết gì, mỗi ngày cố gắng một chút, tích tiểu thành đại, góp gió thành bão. Kiên trì và bền bỉ, thường xuyên và liên tục – Nhất định các bạn sẽ thành công. Hành động luôn và ngay các bạn nhé!
Tất cả vì một tương lai tươi sáng hơn!

HỌC TIẾNG ANH – CÁCH RÈN LUYỆN Ý CHÍ 24hmedia

HỌC TIẾNG ANH – CÁCH RÈN LUYỆN Ý CHÍ 

Học tiếng anh, học tập trong quân ngũ hay leo núi đều có một điểm chung là giúp con người ta rèn luyện ý chí để mạnh mẽ hơn, bền bỉ hơn và có thể chinh phục những đỉnh cao của thời đại. Thật vậy, việc học tiếng anh không đòi hỏi các bạn phải luyện tập khắc nghiệt như quân đội, bạn không phải thức khuya, dậy sớm, bạn cũng không cần ngày nào cũng phơi mặt nơi thao trường đầy nắng gió nhưng bạn cũng cần có những phẩm chất tương tự.

Bạn phải rèn dũa cho bản thân, chiến thắng sức ì của chính mình, học tập có kế hoạch và qui củ đồng thời nói tiếng anh ở mọi lúc, mọi nơi có thể mới có thể nhanh chóng thành thạo như tiếng mẹ đẻ được. Học tiếng anh là giống như leo núi, nó là cả một quá trình mà bạn phải chinh phục từng chặng đường một. 

Bạn không thể hùng hục hùng hục leo để rồi chưa được một phần ba chặng đường bạn đã bỏ cuộc vì kiệt sức. Phải từ từ, bước từng bước chắc chắn, chinh phục từng mốc nhỏ, vượt qua các chướng ngại vật, thử thách và những gian nan, cuối cùng bạn mới chiến thắng. 

Học tiếng anh cũng phải như vậy, bạn không thể học trong ngày một ngày hai được bởi nó là một ngôn ngữ không đơn giản chỉ là một môn học. Có nhiều bạn quyết tâm lắm, hứng thú lắm nhưng kết quả sau một tuần cần mẫn thì bắt đầu giảm nhuệ khí và dần dần bỏ cuộc. Chính sự vội vàng, hấp tập đã giết chết bạn.

Bởi thế, học tiếng anh chính là cách để rèn luyện ý chí, rèn luyện sự kiên trì, bền bỉ của chính bạn. Nhất là khi bạn học từ đầu, học từ những bài phát âm đơn giản đến những khóa giao tiếp cao siêu, bạn cần có sự quyết tâm cao độ từ đầu đến cuối, khi bạn thành thạo bạn sẽ cảm thấy rất tuyệt vời bởi bạn không chỉ học được tiếng anh mà còn rất nhiều thứ khác trong cả quá trình đấy. 

Với ý chí đấy, bạn đương nhiên có nhiều thuận lợi cho các hoạt động, cho các dự định của bạn. Bạn muốn làm kinh doanh, bạn rất cần ý chí để vượt qua những cú ngã. Bạn muốn nghiên cứu khoa học, bạn cần sự kiên trì cho những thử nghiệm trước khi phát minh ra một sản phẩm kinh điển, bạn muốn làm một chính trị gia, ý chí là phẩm chất cần thiết để bạn tiến thân và vượt qua cám dỗ của đời thường. 

Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời với những bài học tiếng anh giá trị.